Những điều cần biết về thức uống cafe
Cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang của quả cây cà phê. Hạt cà phê sau khi phơi khô, xay bỏ vỏ. Nhân cà phê sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau. Đem đi xay nhuyễn thành bột và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống. Để ngon hơn người ta có thể thêm đường, sữa, kem, trứng, đá… tùy theo sở thích. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Cà phê có ít tính axit và có thể gây kích thích đối với người sử dụng do có chứa hàm lượng caffein. Bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương. Giúp ta tỉnh táo, tràn đầy năng lượng và ngăn ngừa mệt mỏi. Một số nghiên cứu cho thấy rằng có thể hạn chế chứng suy giảm trí nhớ về già. Giảm thiểu khả năng mắc các bệnh ung thư.
Những điều cần biết về cà phê
Tuy nhiên cà phê cũng được xem như là “con dao hai lưỡi” khi mang lại nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây mất ngủ, tăng huyết áp; caffein cũng là một chất lợi tiểu, khiến thận bài tiết nhiều hơn, dẫn đến tiểu nhiều hơn khiến bạn dễ rơi vào trạng thái bị khử nước khi mất nước. Hiện tượng “say” cà phê gây ra triệu chứng nôn và buồn nôn; hoặc bạn có thể bị đau đầu do những tác động của caffeine tiêu cực đến não bộ; loại thức uống này được coi là “khắc tinh” của bộ xương vì nó cản trở quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể… Vậy dùng cà phê thế nào là khoa học? Uống cà phê không nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê như sau:
– Không nên ăn trái cây:
Vì trái cây sẽ làm giảm đi lượng caffein hấp thụ làm cho bạn uống café giống như không uống. Ngoài ra một số loại trái cây như ổi, táo, lê sau khi ăn vào một số dinh dưỡng trong trái cây sẽ gây phản ứng hóa học với các chất trong cà phê gây khó tiêu, buồn nôn, sinh bụng.
Ăn trái cây sẽ làm giảm lượng caffein hấp thụ
– Sầu riêng:
Sầu riêng là một trong những loại thực phẩm không nên ăn khi đang uống cà phê. Mặc dù sầu riêng có tác dụng giúp khôi phục sức khỏe cho những người ốm yếu nhưng các nhà khoa học quốc tế cảnh báo: không nên ăn sầu riêng cùng lúc hoặc sau khi uống cà phê và bia rượu sẽ gây rối loạn tiêu hóa.
– Không nên hút thuốc lá:
Thuốc lá và cà phê đều là những chất có tác dụng kích thích thần kinh, nếu như sử dụng hai loại đó cùng lúc khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp oxy cho não. Do đó, khi kết hợp uống cà phê và hút thuốc lá lâu dài, sẽ khiến thành mạch máu của bạn phải làm việc nhiều trong tình trạng bị xơ cứng, dẫn tới việc bị mắc bệnh đột quỵ.
Hút thuốc lá và uống cà phê cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến tim mạch
– Rượu và các sản phẩm của rượu.
Khi bạn uống rượu, chất cồn sẽ làm tăng lượng Dopamine trong não làm sản xuất ra các chất kích thích hoạt động não khiến bạn cảm thấy vui vẻ, nói nhiều hơn và có cảm giác nhiều năng lượng hơn. Đến khi ngừng uống rượu, chất cồn bắt đầu giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh kìm hãm xử lý của não bộ khiến bạn dần cảm thấy cơ thể mệt mỏi và phản ứng cũng chậm chạp hơn.
Nếu sau khi uống rượu mà bạn lại tiếp tục uống cà phê thì chất caffein trong cà phê sẽ làm tăng hưng phấn và giảm tác dụng an thần của rượu nhưng lại không làm hạ bớt nồng độ cồn trong máu, khiến bạn say thêm. Ngoài ra việc sử dụng cà phê sau khi uống rượu còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn dễ tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ trở lại.
Sử dụng rượu cùng cafe sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ
Đồng thời caffein có thể làm giảm sự hấp thụ của một số vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó thì các sản phẩm đóng hộp có hàm lượng matri lớn sẽ gây tăng huyết áp, càng tội tệ hơn khi nó dùng chung với cà phê.
Tham khảo: crowncoffeevietnam